MÁCH CHA MẸ NGUYÊN NHÂN KHIẾN CON BIẾNG ĂN VÀ 5 MẸO CỰC HAY ĐỂ CON ĂN NGON ĂN KHỎE

Theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ là một trong các hạng mục theo dõi đơn giản nhưng quan trọng mà cha mẹ nào cũng quan tâm vì đó là chỉ số phản ánh khá tốt sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ không tăng cân do biếng ăn dẫn tới thể chất gầy gò, yếu ớt, dễ mắc bệnh là vấn đề rất thường gặp, nhất là với trẻ nhỏ. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính khiến trẻ lười ăn.

1. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾNG ĂN Ở TRẺ LÀ GÌ?

Trẻ biếng ăn, không tăng cân là tình trạng khá thường gặp khi trẻ có biểu hiện ăn ít, không chịu ăn, hay quấy rối trong bữa ăn, không nhai hay nuốt, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn, cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn
Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng rất đa dạng và khác nhau ở từng trẻ:

• Trẻ không tập trung khi ăn: Trẻ bận xem ti vi, chơi đồ chơi, thích bế rong khi ăn sẽ không có sự tập trung tốt, vì thế không ăn nhiều và cũng không có hứng thú ăn.
• Thói quen xấu khi ăn: Cha mẹ tạo cho trẻ thói ăn xấu, biếng ăn như bữa ăn kéo dài, ép bé ăn hết suất trong khi bé có nhiều dấu hiệu ngậm hoặc từ chối không muốn ăn nữa, chiều chuộng trẻ ngậm thức ăn, cho trẻ lựa chọn thức ăn,…
• Trẻ ăn không đúng bữa: Trẻ ăn các bữa thất thường, không đúng giờ sẽ không tạo được sự thèm ăn. Những trẻ này thường có thói quen ăn vặt bánh kẹo, đồ ăn vặt không có giờ giấc cố định. Khiến cho khi đến bữa chính trẻ bị ngang dạ, không ăn được nhiều cũng không cảm nhận được vị ngon của thức ăn.
• Trẻ gặp vấn đề sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, viêm nhiễm răng miệng, nướu sưng đau, viêm tai mũi họng,… sẽ dẫn đến cảm giác ăn không ngon hoặc chướng bụng đầy hơi
• Thức ăn không ưa thích: Trẻ không thể ăn ngon miệng với thức ăn không yêu thích, nhất là khi phải ăn trong thời gian dài khiến trẻ kén ăn, không đủ dinh dưỡng và cũng khó tăng cân.

2. TRẺ KHÔNG TĂNG CÂN DO BIẾNG ĂN GÂY HẬU QUẢ

* Hậu quả 1: Chậm phát triển chiều cao và thể chất gây suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng

Hậu quả đầu tiên khi trẻ biếng ăn, nhất là biếng ăn trong thời gian dài là trẻ không tăng cân, không tăng chiều cao hoặc tăng rất chậm dù đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Trung bình mỗi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng từ 100 – 200 g mỗi tháng, trẻ không hoặc tăng thấp hơn mức này do biếng ăn là vấn đề cần lưu ý.
Nếu tình trạng biếng ăn, không tăng cân này kéo dài, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, kém phát triển từ nhẹ đến nặng. Kéo theo đó là sức đề kháng cũng suy giảm, trẻ dễ mắc bệnh lý, nhiễm trùng và biến chứng bệnh cũng nguy hiểm hơn. Ảnh hưởng sức khỏe này tác động ngược lại càng khiến trẻ biếng ăn hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, hầu hết trẻ biếng ăn, không tăng cân khi còn nhỏ sẽ chậm phát triển chiều cao sau này, thậm chí còi cọc vóc dáng thấp bé không thể khắc phục đến cả khi trưởng thành. Do vậy, không nên chủ quan nếu con em mình đang gặp phải tình trạng này mà cần tìm cách khắc phục.

* Hậu quả 2: Trẻ có sức đề kháng kém, hay đau yếu

Việc biếng ăn kéo dài  ngoài việc khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển cũng khiến trẻ sẽ không hấp thụ được nhiều chất từ thức ăn. Dẫn tới  sức đề kháng của trẻ ngày càng suy yếu, hay ốm, phải dung thuốc, kháng sinh… Điều này lại khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị rối loạn thêm.

3. KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN, KHÔNG TĂNG CÂN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều gia đình, bố mẹ, ông bà mâu thuẫn chỉ vì bữa ăn của trẻ. Vậy khắc phục tình trạng biếng ăn, không tăng cân ở trẻ như thế nào là điều băn khoăn và trăn trở của tất cả các gia đình có trẻ biếng ăn. Bởi vì nếu không làm đúng cách tình trạng biếng ăn của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn và từ đó cân nặng, chiều cao cũng tăng lên nhanh chóng hơn.

3.1. KHÔNG ÉP BUỘC TRẺ ĂN

Không ít bậc phụ huynh thấy trẻ biếng ăn, ăn ít có xu hướng ép trẻ ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, cùng với đó là những hành động trừng phạt, đánh mắng, quát tháo trẻ,… Thực tế, những hành động này chỉ khiến trẻ sợ hãi và không muốn ăn hơn, tác dụng ngược lại khiến trẻ trốn tránh việc ăn và từ đó hình thành thói quen ăn uống xấu sau này.
Thay vào đó, cha mẹ nên chế biến các món ăn mới, lạ mắt, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Đặc biệt cần chế biến bữa ăn giàu dinh dưỡng vào buổi sáng bởi đây là trẻ có tinh thần thoải mái, thèm ăn và ăn được nhiều nhất trong ngày.

3.2. TẠO THỰC ĐƠN ĐA DẠNG, ĐẸP MẮT, KÍCH THÍCH SỰ THÈM ĂN Ở TRẺ

Đôi khi trẻ biếng ăn do tâm lý chán nản, không có hứng thú với thức ăn quen thuộc trong thời gian dài, trình bày kém bắt mắt. Vì vậy, mẹ nên cải thiện thực đơn đa dạng món ăn, chế biến đẹp mắt và tần suất các món trẻ thích ăn xuất hiện nhiều hơn. Cách này giúp kích thích trẻ thèm ăn, trẻ sẽ thử tất cả các món trên bàn ăn và ăn được nhiều hơn.

3.3. TẬP THÓI QUEN ĂN UỐNG KHOA HỌC, ĐÚNG BỮA

Không ít trẻ biếng ăn, không tăng cân có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như: ăn không đúng giờ, ăn nhiều bữa trong ngày, ăn mỗi bữa trong thời gian dài, trẻ tự tiện ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày,… Để khắc phục, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn vặt nhiều trong ngày, bữa phụ cũng nên chọn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, nên tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ mỗi bữa ăn, ăn cùng gia đình để cha mẹ trò chuyện, vui đùa và hỗ trợ trẻ ăn được nhiều hơn. Khi nhìn trẻ khác cùng ăn ngon miệng, trẻ cũng có hứng thú ăn uống, ăn được nhiều hơn so với ăn một mình.

3.4. CHIA NHỎ KHẨU PHẦN ĂN

Nếu trẻ biếng ăn, không ăn được lượng nhiều thực phẩm trong các bữa ăn chính thì cha mẹ có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ. Thay vì 3 bữa ăn chính, nên chia thành nhiều phần thức ăn hơn từ 5 – 6 bữa nhỏ, cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm vào những thời điểm nhất định trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *