Nuôi con là một hành trình dài và mỗi bước phát triển của con là niềm vui và sự tự hào của mỗi cha mẹ.
Trẻ chậm nói, nói kém hay mất tập trung chính là nỗi niềm lo lắng của cha mẹ.
“Biết nói chính là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời con trẻ, là phương thức mạnh mẽ nhất để con có thể giao tiếp và kết nối với cả thế giới. Và đó cũng là 1 phần trong việc đánh dấu sự phát triển của một đứa trẻ bình thường
Vào khoảng 6 tháng tuổi bé bắt đầu có khả năng phát ra những âm thanh đơn giản tự phát hoặc có chủ đích, như ba-ba, ma-ma hoặc măm- măm. Nhưng từ trước đó bé đã có thể hiểu được một số những gì bố mẹ nói, đặc biệt là những gì thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày.
Để trẻ biết nói sớm cha mẹ hãy áp dụng những điều sau đây một cách thường xuyên nhé

Mục lục nhanh:

  1. Thường xuyên giao tiếp với con và hãy cho con cơ hội để đáp lại

Những người tiếp xúc và chăm sóc con hàng ngày như là bố mẹ, ông bà hay người giúp việc chính là những người sẽ tác động rất lớn vào sự phát triển của con. Do đó cần phải thường xuyên giao tiếp với trẻ một cách chủ động và chất lượng.

Hãy coi trẻ như một người bạn nhỏ có thể hiểu hoàn toàn những điều mà người lớn nói và hãy cho trẻ cơ hội được đáp lại những lời nói đó. Quả thực là vậy trẻ được giao tiếp thường xuyên tuy chưa thể nói ra được ngay nhưng chúng sẽ tích lũy vốn từ mỗi ngày để từ đó sẽ tạo phản xạ nói.

Ví dụ khi cho con uống nước mẹ cũng có thể nói và hỏi chuyện con: Con muốn uống nước à con yêu! Sau đó hay chờ cho trẻ phát ra âm thanh bất kỳ hoặc đơn giản hơn là cái quấy hay đạp tay chân, đó chính là những phản xạ đầu tiên của con đối với những câu nói của mẹ đó.

2. Hãy cho con nhìn thấy khẩu hình khi mẹ nói

Thường xuyên nhìn thẳng vào mắt con, gương mặt đối diện cùng tầm nhìn với con để giao tiếp với con. Bằng cách đó con sẽ từ từ quan sát được khẩu hình miệng của mẹ. Điều này rất có lợi cho sự phát âm của con được tròn vành rõ chữ hơn. Ngoài ra việc tăng cường giao tiếp bằng mắt với con cũng mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ.

3. Tạo tình huống giao tiếp và phản hồi một cách rõ ràng

Trong quá trình chăm sóc và chơi đùa với trẻ, cha mẹ hãy luôn luôn tạo ra các tình huống giao tiếp hàng ngày với trẻ một cách rõ ràng.

  • Con đang buồn ngủ đấy à?
  • Con đói rồi phải không?
  • Con muốn nói chuyện với mẹ à?
  • Con muốn mẹ kể chuyện cho con nghe phải không…

Đây được xem là cách vừa để dạy con các từ mới vừa là cách cha mẹ dạy con cách thể hiện trạng thái và cảm xúc của chính mình. Thường xuyên lặp đi lặp lại cha mẹ nhé

4. Mô tả hành động mẹ làm và sự việc mẹ thấy

Đầu tiên hãy bế con đi khắp nhà và mô tả mọi thứ với con một cách thật sinh động và nhiều màu sắc.

Ví dụ:

  •  Con nhìn này, đây là bóng đèn, bóng đèn màu vàng, chiếu sáng cho chúng mình đấy
  • Con nhìn kìa, đó là đồng hồ này, đồng hồ tích tắc.
  • Con nóng không, mẹ bật quạt nhé, chiếc quạt màu đen thật là mát quá!

Ngoài ra khi cho trẻ ra ngoài, trên xe buýt hay đi trên đường cũng là khoảng thời gian quý báu để mẹ có thể trò chuyện và giới thiệu với con về thế giới xung quanh

  • Chúng ta đang đi trên xe buýt, xe bút màu vàng, xe buýt thật là đông người
  • Gió thổi vù vù bên tai chúng mình này
  • Đây là cái cây, cái cây rất to có lá màu xanh
    Nhưng câu nắng gọn, kèm các tính từ đặc tả chính là cách cha mẹ định hình và giúp con cảm nhận về thế giới xung quanh một cách hiệu quả và chân thực nhất

  1. Đọc sách cho con nghe

Và tất nhiên rồi, điều không thể thiếu trong các hoạt động chơi cùng con hàng ngày cho con thời gian chất lượng chính là đọc sách cho con nghe. Đây là cách nâng từ vựng dồi dào, phong phú cho trẻ và đặc biệt là tạo thói quen yêu sách cực kỳ tốt cho con sau này. Đó có thể là truyện cổ tích, các câu truyện ehon nhật bản, hay các bài thơ đồng dao dễ nhớ dễ thuộc